Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Khởi đầu của khởi đầu
“Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn” – Paul Auster nói trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Hungary Lévai Balázs (Thế giới là một cuốn sách mở – Giáp Văn Chung dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học, 2009).

 


Từ chỗ là một người mê đọc sách, 16 tuổi Paul Auster đã quyết định trở thành người sáng tạo ra những cuốn sách. Thế nhưng ông chỉ có thể chính thức tập trung viết văn được sau cái chết của cha. Mất mát đó, thật tréo ngoe, có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp văn chương của Paul Auster: một mặt nó là chất liệu trực tiếp cho tác phẩm văn xuôi đầu tay của ông, The invention of solitude (Khởi sinh của cô độc); mặt khác, chỉ sau cái chết của cha, nhờ vào món tiền thừa kế mà Auster mới có thể toàn tâm toàn ý viết văn. Quãng đời trước đó, ông phải làm đủ nghề vặt kiếm sống, từ thuỷ thủ, trực điện thoại cho đến dịch, viết điểm sách, được ông thuật lại trong một tác phẩm khác: Hand to Mouth (tạm dịch Tay làm hàm nhai).


 



 

Khởi sinh của cô độc (Phương Huyên dịch, nhà xuất bản Trẻ, 2013) là một tác phẩm hồi ký – tự truyện được chia thành hai phần. Phần một, Chân dung một người vô hình, Paul Auster thuật lại ký ức về người cha vừa qua đời; phần hai: Sách của ký ức, gồm những mảnh rời trên nhiều chủ đề. Hai phần gần như rất tách biệt này nối với nhau bằng đường dây của tình phụ tử: Paul Auster với tư cách người con trong phần thứ nhất và Paul Auster (được gọi là A.) với tư cách người cha trong phần thứ hai.

 

 

Có một sự khác biệt trong hai mối quan hệ cha – con này. Khi là cha, Paul Auster nhận thấy “cuộc đời của cậu bé có ý nghĩa lớn lao hơn cuộc đời của chính anh; nếu anh cần phải chết để cứu con mình, anh sẽ sẵn lòng chết. Và vì thế trong khoảnh khắc sợ hãi đó anh đã trở thành, một lần và mãi mãi, cha của con anh” (tr.171). Trong khi đó, quan hệ của Paul Auster với cha mình không hoàn toàn là một mối quan hệ suôn sẻ. Ký ức của ông về cha là sự vắng mặt, sự thờ ơ. Cha ông dường như chẳng bao giờ để ý tới con trai mình. “Tôi thành công hay thất bại cũng chẳng có chút mảy may ảnh hưởng nào tới cha” (tr.39).

 

Sự cô độc của người cha như xây nên một thành trì vô hình quanh ông, mà Paul Auster – người con, nhất là trong thời niên thiếu, không thể nào phá vỡ được, cho dù người con “không bao giờ ngừng khao khát tình yêu từ cha mình” (tr.31).

 

Nhiều năm về sau, Paul Auster – nhà văn, trong sự cô độc khi đối diện với trang viết, đã thử lý giải về chính cái thành trì cô độc của cha mình ngày xưa. Khi soạn ra những món đồ của người đã khuất, Paul Auster gặp một tấm ảnh (được in tại trang 52). Thoạt nhìn, dễ tưởng rằng đó là ảnh của một nhóm người. Thật ra, đó là ảnh của cha Auster, chụp từ năm góc ghép lại với nhau. Do cách ghép, mắt của năm phân thân không tương tác với nhau, mà mỗi phân thân đều như nhìn vào một khoảng trống rỗng. Auster nhận thấy đó là “tấm ảnh của cái chết, chân dung của người vô hình” (tr.53).

 

Nếu như phần Chân dung một người vô hình tuy không được viết theo trình tự thời gian nhưng hãy còn được thuật theo dòng hồi ức, thì phần thứ hai, Sách của ký ức, chỉ bao gồm toàn các mảnh rời. Trong phần này, phóng túng nhưng đầy kiểm soát, Paul Auster chiêm nghiệm về sức mạnh của ký ức, sự cô độc, tính chất ngẫu nhiên của cuộc đời, và nhất là về bản thân sự đọc và sự viết. Chen lẫn là vô số dẫn chiếu đến các tác phẩm khác, từ Nghìn lẻ một đêm tới Kinh Thánh, từ thần thoại Hy Lạp đến chuyện chú bé người gỗ Pinocchio... và những trải nghiệm về quan hệ cha – con giữa tác giả với cậu con trai nhỏ của mình. Hình ảnh “căn phòng”, như một ám chỉ về sự cô độc, lặp đi lặp lại: căn phòng của A., căn phòng của S., căn phòng của Hölderlin, căn phòng của Van Gogh. “Căn phòng không phải là sự tái hiện của nỗi cô độc, mà nó là cốt lõi của chính nỗi cô độc ấy” (tr.225).

 

Khởi sinh của cô độc in lần đầu tại Mỹ năm 1982. Từ đó đến nay, trong quãng thời gian hơn 30 năm, Paul Auster đã cho ra đời 16 tiểu thuyết. Những chủ đề thường gặp trong tiểu thuyết của ông là sự ngẫu nhiên, tính bất định, vô thường của cuộc sống, sự truy tìm căn cước… thật ngạc nhiên đều đã xuất hiện trong tác phẩm văn xuôi đầu tay Khởi sinh của cô độc. Chính Paul Auster cũng thừa nhận trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Paris Review rằng Khởi sinh của cô độc là tác phẩm nền tảng trong văn nghiệp của ông. Với ý nghĩa đó, Khởi sinh của cô độc không chỉ là tác phẩm đầu tay, mà còn mở ra một thế giới: thế giới văn chương ký tên Paul Auster.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Ra mắt sách về trang phục VN thời phong kiến (02-07-2013)
    Tiểu thuyết gia Iain Banks bị ung thư (09-04-2013)
    Vi Thùy Linh trình diễn văn chương trong Nhà hát lớn (20-11-2012)
    Giải Man Booker lần 2 cho Hilary Mantel  (16-10-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (21-09-2012)
    Đào Bá Đoàn: 'Nhiều lúc chán văn mình kinh khủng' (30-08-2012)
    Lê Vi Thủy, giọng thơ lạ ở cao nguyên  (13-08-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (27-07-2012)
    Nguyễn Hiệp: 'Tôi viết chứ không phán xét' (11-06-2012)
    Philip Roth giành giải văn chương Tây Ban Nha (08-06-2012)
    Vargas Llosa: 'Văn chương không chỉ để giải trí' (06-06-2012)
    Chiến tranh ở VN qua con mắt John Steinbeck (01-06-2012)
    Cuộc đời Leo Tolstoy: Nhiều chiến tranh, ít hòa bình (21-05-2012)
    Tiêu chí của dịch văn học  (14-05-2012)
    Toni Morrison nhìn về quá khứ  (06-05-2012)
    Nhà văn Anh bị ghẻ lạnh 'vì quá xinh đẹp' (13-04-2012)
    Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron (28-03-2012)
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152864664.